Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Kinh nghiệm nuôi rắn Ráo Trâu, rắn Hổ dện, rắn hổ hèo, rắn long thừa


Nuôi rắn hiện là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều hộ dân tham gia. Kinh tế nông thôn xin giới thiệu kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang (phì đen), hổ trâu của một số hộ dân ở các tỉnh phía Bắc để bà con tham khảo.


1. Xây chuồng
- Nên xây trong nhà kiên cố, lợp ngói, có hệ thống cửa sổ, quạt thông gió, rèm che sáng, đảm bảo đông ấm - hè mát, chế độ ánh sáng thích hợp, giúp rắn khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh.

- Chuồng nên xây thành từng tầng để tăng diện tích nuôi, mỗi chuồng cao (sâu) 25 - 30cm, rộng 30 - 45cm (tuỳ loại rắn), dài 50 - 60cm; mỗi tầng đổ một lớp bê - tông 2cm, giúp khung chuồng chắc chắn, rắn không chui ra được. Các chuồng được ngăn với nhau bằng lớp gạch trát xi măng.

- Nền chuồng nên phủ một lớp cát sạch, nhỏ và khô, trên xếp lớp gạch mộc khô (loại chưa nung qua lửa) với khoảng cách 1,5 - 2cm, chừa lại khoảng 1/5 diện tích chuồng ngoài cửa cho ăn để rắn thải chất cặn bã. Cửa chuồng được ghép bằng những thanh gỗ dày 1,5 - 2cm, rộng 2cm, có then cài chắc chắn.

- Nếu đủ vốn, nên thả rắn có trọng lượng lớn, lãi sẽ lớn hơn. Với rắn hổ mang, trọng lượng thích hợp là 0,8 - 1,2kg/con, rắn hổ trâu và ri voi 1 - 1,5kg/con.

- Nên thả giống vào tháng 4 - 5, thu bán vào tháng 11 - 12.

2. Thức ăn
- Đối với rắn hổ mang, thức ăn chủ yếu là chuột và cóc, khoảng 3 ngày cho ăn một lần vào buổi tối.

- Thức ăn của rắn hổ trâu và ri voi phong phú hơn, gồm chuột, cóc, phủ tạng động vật, trứng gà, vịt (loại chất lượng kém do các lò ấp loại ra), 3 - 4 ngày cho ăn một lần.

- Nếu chăm sóc tốt, mùa hè cứ 25 - 30 ngày, rắn lột xác 1 lần, tăng trọng nhanh.

* Chú ý: Trong thời gian lột xác 5 - 7 ngày, rắn không ăn thức ăn; trước khi lột xác 4 - 5 ngày, rắn di chuyển chậm, mắt chuyển từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó chuyển dần sang màu trắng trong. Rắn lột xác rất nhanh (trong khoảng vài phút); sau khi lột xác, rắn ăn rất khoẻ.

3. Vệ sinh, phòng bệnh
- Sau mỗi lứa nuôi, cần loại bỏ cát, gạch mộc cũ, phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi.

- Nếu rắn bị tiêu chảy, phân lỏng màu trắng hoặc lẫn máu, có thể cho ăn thức ăn trộn với thuốc trừ bệnh tiêu chảy (loại thuốc dùng cho gia cầm).

- Sau khi nuôi 5 - 7 tháng, nếu chăm sóc tốt, rắn có thể đạt trọng lượng 1 – 2 kg. Với giá bán 300.000 – 500.000 đồng/kg, chúng thực sự mang lại nguồn thu hấp dẫn cho bà con nông dân.

Thoát nghèo nhờ nuôi rắn long thừa (rắn hổ hèo, rắn hổ trâu,...)


rước khi đi sâu vào nghề nuôi rắn long thừa, ông Hùng - người lái đò cũng là chủ “trang trại” rắn và những cư dân đảo Nhím cùng đi trên đò cho biết lúc cao điểm, đảo Nhím có cả trăm hộ dân, sống tách biệt với cộng đồng do đảo nằm giữa lòng hồ Dầu Tiếng. Những năm trước, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào việc đánh bắt cá ở lòng hồ, mà lượng tôm cá ngày càng cạn kiệt trước quá nhiều tay lưới với lối khai thác hủy diệt bằng chất nổ, lưới cào nên cuộc sống của người dân ở đảo rất khó khăn.
Năm 2003, trước chủ trương di dời của huyện để biến đảo thành khu du lịch sinh thái, cuộc sống người dân ở xã bị xáo trộn. Về nơi ở mới tại ấp Đồng Kèn cách đảo đến 7km được một thời gian nhưng không có đất sản xuất, vậy là nhiều hộ dân lại kéo về đảo, tiếp tục sống bấp bênh theo kiểu "no bữa nào, hay bữa nấy" với việc buông lưới, giăng câu, soi ếch nhái.
"Người tiên phong ở đảo nuôi rắn là vợ chồng ông Gồng - Đò. Khoảng giữa năm 2007, ông Gồng bắt được con rắn long thừa nặng khoảng 200 gram được lái trả 150.000 đồng. Lúc ông định bán thì bà Đò cản lại. Nghề nuôi rắn long thừa ở đảo Nhím phát triển từ đó".
Sau khoảng 30 phút tiến ra giữa mênh mông biển nước, đò cập bến. Trên đường đưa chúng tôi đến nhà vợ chồng ông Gồng, chị Võ Thị The, 46 tuổi khoe gia đình chị hiện có 3 chuồng rắn sắp xuất cho lái, mỗi chuồng có 20 con, mỗi con tính bình quân 500.000 đồng thì chị cũng sắp có khoản tiền 30 triệu đồng. Chị The nhẩm tính: "Chủ yếu là lấy công làm lời. Tối tối mình chịu khó đi soi chuột cho rắn ăn. Nếu nuôi giỏi thì khoảng 1 năm xuất chuồng được rồi".
Nhà vợ chồng ông Gồng - Đò cùng nhiều hộ dân khác nằm trên gò đất cao. Tuy ngó bề ngoài lụp xụp nhưng đôi vợ chồng này đang sở hữu hàng trăm con rắn mà theo nhẩm tính của cư dân xóm đảo trị giá xấp xỉ 100 triệu đồng.
"Rắn long thừa còn gọi là rắn hổ hèo" - ông Gồng cho biết: "Nếu như dân miền Tây thịnh hành việc nuôi rắn ri voi thì ở đây bà con mặn mà với con rắn hổ. Giống rắn này cắn không chết người, từng có rất nhiều ở đảo Nhím nhưng do có giá trị nên bị săn bắt bừa bãi, số lượng hiếm dần".
Vợ chồng ông Gồng với những con rắn long thừa quý hiếm được nuôi thành công trên đảo Nhím.
Bà Đò nhớ lại: "Hồi giờ chỉ quen bắt sẵn ngoài tự nhiên, nay bắt tay vào việc nuôi rắn, nói thiệt hồi hộp lắm. Được cái giống rắn này dễ nuôi, mau lớn. Nuôi được 1 tháng, thấy nó tăng trọng nên vợ chồng tôi mừng lắm, đi soi hễ bắt được là về thả vào chuồng bọc lưới mắt cáo nuôi lớn. Vợ chồng tôi tính chuyện cho chúng đẻ bằng cách nhốt con đực với con cái lại với nhau, ai ngờ chúng đẻ trứng, rồi ấp con. Con giống nhiều, vợ chồng tôi phần nuôi bán thịt, phần bán cho bà con xung quanh cùng nuôi. Riết giờ bà con ở đảo nhà nào cũng có vài chục con làm vốn".
Theo ông Hồ Quốc Thạch (Trưởng ấp), thời gian đầu việc nuôi rắn trong điều kiện nhốt lồng của bà con gặp một số trở ngại. Qua một thời gian trải nghiệm, người dân đảo Nhím có thể nuôi rắn trong nhiều điều kiện khác nhau, từ tận dụng lồng chuồng nuôi heo cải tạo lại hay chỉ đơn giản rào lưới mắt cáo nuôi trong điều kiện bán hoang dã. Cũng có thể nuôi bằng hầm xi măng âm đất và ấp trứng rắn trong các thùng xốp.
Ông Nguyễn Văn Đảnh, 55 tuổi, cho biết: "Nếu nuôi khéo trong 12 tháng rắn con sẽ đạt trọng lượng từ 1,5-2kg. Ở trọng lượng này giá thu vào tùy thời điểm từ 460.000-520.000 đồng/kg". Ban đầu ông Đảnh mua 4 con rắn giống về nuôi với giá 200.000 đồng. Được 1 năm sau rắn lớn, ông cho phối giống và lứa đầu cặp rắn đẻ được 25 trứng, ấp nở thành công 20 trứng. Cứ vậy mà chỉ sau hơn 2 năm gây dựng, giờ ông Đảnh có số rắn tương đương 30 triệu đồng. "Nếu chịu khó thì người nghèo nào cũng có thể thoát nghèo từ nghề nuôi rắn" - ông Đảnh bộc bạch.
Ông Hồ Thái Sơn (Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Dương Minh Châu - Tây Ninh)
Theo Sách đỏ Việt Nam, rắn long thừa thuộc loài rắn hổ, có tên khoa học là Ptyas Mucosus. Tùy địa phương mà loài rắn hổ nhưng không độc này được gọi là rắn hổ dện, rắn hổ trâu. Do vốn đầu tư ít, đầu ra ổn định, giá trị cao và quan trọng nhất là cứu nguy loài này thoát nguy cơ tuyệt chủng nên mô hình nuôi rắn được địa phương khuyến khích, tạo điều kiện. Nhờ vậy mà ngày càng có nhiều nông dân ở huyện hướng vào mô hình nuôi rắn, tập trung nhiều tại 2 xã Chà Là, Lộc Ninh. Đã có nhiều nông dân thoát nghèo, cuộc sống khấm khá nhờ mô hình chăn nuôi động vật thuộc Sách đỏ này.

Mô hình nuôi rắn Ráo Trâu(rắn long thừa, rắn hổ hèo,...) quy mô trang trại


Nghề nuôi rắn ráo trâu (còn gọi hổ vện, hổ trâu, hổ hèo...) đang rất hấp dẫn với nhiều người nuôi loại rắn này. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về con giống cho người nuôi, rắn thương phẩm cho các nhà hàng và cả thị trường xuất khẩu thì nguồn cung vẫn còn hạn chế. Nắm bắt tình hình trên, từ đầu năm 2010, tại khu vực ấp Sa Tô, xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), một trang trại rắn ráo trâu được dựng lên nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

- Bằng sự nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ cùng với sự đam mê con rắn ráo trâu, anh Nguyễn Hoàng Quốc Việt đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng nên một trang trại rắn ráo trâu thật bài bản. Anh Việt cho biết, mặc dù trại rắn của anh mới thành lập hơn một năm mà đã có hàng trăm bà con từ các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM và cả Hà Nội đến tham quan, mua con giống và các nhà hàng cũng tìm đến đặt mua rắn thương phẩm khá lớn.



- Trại rắn của anh nằm bên một dòng sông sát biên giới, bên kia là huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandal - Campuchia. Nhờ đất vườn rộng rãi nên việc chăn nuôi đối với anh rất thuận lợi. Công việc tiến hành khá suôn sẻ nhờ anh có một khoảng thời gian nuôi rắn ri voi. Theo anh Việt so sánh, nuôi rắn ráo trâu sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát số lượng rắn bố mẹ và tỉ lệ nở, sinh trưởng của đàn rắn con. Còn rắn ri voi thì rất khó biết được tỉ lệ hao hụt vì phải nuôi trong môi trường nước. Vả lại rắn ri voi rất hung dữ và kén mồi hơn. Do đó mà kể từ đầu năm 2010, anh Việt đã bắt đầu chuyển hẳn sang nuôi rắn ráo trâu.

- Ban đầu anh đi thu gom rắn của bà con ở địa phương nuôi nhưng không hiệu quả, được hơn chục cặp bố mẹ. Để chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài, ngay từ khi chuẩn bị thành lập trang trại, anh Việt đã chủ động tìm đến Chi cục Kiểm lâm An Giang để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký “Trại gây nuôi sinh sản – nuôi sinh trưởng động vật hoang dã” và đã được chấp thuận ngay sau đó. Đây có lẽ là điều động viên khích lệ những người có ham thích với nghề nuôi động vật hoang dã như anh. Bên cạnh đó, vừa tạo điều kiện dễ dàng cho người nuôi trong việc mua bán, vận chuyển động vật hoang dã, vừa có sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.

- Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận, anh Việt không ngừng tự mày mò qua sách báo và các tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và xây dựng chuồng trại đúng quy cách. Hiện tại nhiều nhà hàng, quán ăn đã đến trang trại của anh thu mua rắn với giá khá cao, từ 600.000đ – 700.000 đ/kg nhưng không đủ để bán. Do đó, một vài bà con nông dân ở hai huyện An Phú và Tân Châu (An Giang) đã nuôi ráo trâu cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.



- Theo kinh nghiệm của anh Việt, loài rắn ráo trâu dễ nuôi, mau lớn, ít bệnh tật, đầu ra lại ổn định. Nếu chăm sóc đúng theo hướng dẫn thì chỉ sau 6 tháng là rắn trưởng thành và khoảng 1 năm tuổi, rắn sẽ tự bắt cặp (phối giống) và bắt đầu đẻ, mỗi lứa khoảng 10 trứng, nhiều nhất là 20 trứng. Sau khi rắn đẻ xong, người nuôi cho tất cả trứng vào riêng một cái thùng hoặc khạp có đổ cát hoặc giẻ khô để ấp, mặt đậy kín giữ ấm. Sau hai tháng, trứng sẽ nở đạt tỉ lệ từ 85 – 95%. Qua theo dõi của anh Việt, rắn ráo trâu mỗi năm đẻ hai lần, thường bắt cặp vào tháng chạp và đẻ nhiều vào tháng 2, 3 hoặc giữa năm.

- Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, chuồng xi măng hoặc chuồng lưới. Trại rắn của anh Việt chia làm 6 khu riêng biệt, tất cả đều được xây bằng gạch khá kiên cố và các vách xung quanh được bao lưới để có tạo môi trường thông thoáng cho rắn sinh hoạt. Ngoài ra để giữ cho chuồng trại sạch sẽ và tiện chi việc phân loại cỡ rắn, anh Việt đều có khu dành riêng cho rắn đẻ, rắn lứa, rắn con và rắn thương phẩm... Đặc biệt, mỗi chuồng đều có lót vỉ tre hoặc lưới sao cho mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi. Thức ăn chính của rắn là động vật như ếch, nhái, chuột hoặc các phế phẩm từ gia súc, gia cầm (đặc biệt là đầu gà).

- Theo kinh nghiệm của nhiều người, rắn đực và cái nên nhốt chung một chuồng. Nhưng sau một thời gian cần phải tách ra theo kích cỡ lớn nhỏ riêng để tránh việc giành ăn có thể gây ra thương tích lẫn nhau. Nhất là trong thời kỳ giao phối, rắn đực rất hung dữ khi kiếm bạn tình. Do đó nên bố trí mỗi chuồng theo tỉ lệ 1đực/2 cái. Riêng rắn con mới nở phải được nhốt riêng. Rắn giống hiện nay có giá từ 200.000 – 400.000đ/con, tùy theo ngày tuổi. Tính ra, nuôi rắn ráo trâu lợi nhuận cao hơn nuôi rắn ri voi và các loài động vật hoang dã khác, nhất là nuôi rắn cho sinh sản, lợi nhuận sẽ còn cao hơn nhiều.

- Chỉ mới hơn một năm phát triển mà trang trại của anh Việt đã gầy dựng trên 200 rắn bố mẹ, 300 rắn lứa và nhiều rắn con mới nở. Đó là chưa kể số rắn thương phẩm và rắn giống đã bán ra trên 600 con. Anh cho biết, hiện nay con giống đang khan hiếm, trang trại duy nhất của anh ở An Giang không đủ cung cấp cho các hộ nuôi và các nhà hàng. Đây là loại động vật hoang dã nên việc nuôi và thuần dưỡng ráo trâu, ngoài lợi nhuận ra còn góp phần bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm. Mặc dù được cấp giấy phép nhưng ước mơ của anh là cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của chính quyền và các ngành chức năng về hành lang pháp lý để anh yên tâm mở rộng chuồng trại.

Mô hình nuôi rắn ráo trâu quy mô trang trại
Nguồn: Khuyến nông An Giang.

Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu(rắn long thừa) sinh sản


- Là kỹ sư hóa, giảng viên Trường ĐH nông lâm TP.HCM, nhưng anh Đoàn Kim Sơn (ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn) lại rất đam mê với nghề chăn nuôi động vật hoang dã. 

- Anh Sơn cho biết ngay từ khi còn là sinh viên, anh đã biết cho ếch sinh sản. Hồi mới đầu, nghề sinh sản ếch Thái Lan được xem như ăn nên làm ra. Song cũng chỉ được một hai năm, sau đó nhiều người cho sinh sản, con giống không đảm bảo, người chăn nuôi quay lưng với ếch giống, ếch sản xuất ra không bán được. Đang loay hoay chưa biết nuôi con gì để giải quyết số ếch tồn đọng, tình cờ một hôm anh đi qua tỉnh Bình Dương, có một người dân gạ bán cho 2 cặp rắn ráo với giá 100.000 đồng. Họ nói nếu không mua thì sẽ mang về làm thịt để ngâm rượu. Thấy tiếc, anh quyết định mua về nuôi thử. Hàng ngày anh bắt ếch con cho rắn ăn. Nhờ chăm sóc tốt, rắn lớn nhanh, sau 6 tháng rắn mẹ đã bắt đầu đẻ trứng. Lần đầu do anh thiếu kinh nghiệm, tỷ lệ trứng nở chưa cao. Anh phải lặn lội học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trước, tìm kiếm thông tin trên sách báo áp dụng cho trại rắn của mình. Nhờ chịu khó cần cù, anh không những nuôi tốt mà còn cho rắn đẻ và cho ấp nở đạt tỷ lệ cao. Đến nay cơ sở của anh trở thành nơi chuyên sản xuất rắn giống và rắn thương phẩm cung cấp cho thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. 

- Anh Sơn cho hay, rắn ráo không độc, dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là ếch, nhái, chuột. Anh Sơn cho biết: “Trước đây người dân thường xây chuồng bằng gạch, làm như vậy chi phí sẽ cao và tốn nhiều diện tích. Bây giờ nên làm chuồng bằng kệ gỗ, chuồng được chia thành nhiều ngăn (giống ngăn đựng thuốc bắc), mỗi ngăn nuôi 2 con”. Muốn cho rắn sinh sản, trước hết phải biết phân biệt con đực và con cái bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài: con cái thân hình tròn, màu sắc bóng mượt; con đực thân hình gần giống tam giác, đuôi to. 

- Rắn nuôi được 1 năm là đẻ. Để chuẩn bị cho rắn đẻ, cần nhốt chung mỗi ngăn 2 con gồm 1 đực, 1 cái. Mỗi năm rắn đẻ 2 lứa, lứa đầu từ tháng 6 - 7 âm lịch; lứa thứ hai từ tháng 11 - 12 âm lịch, mỗi lứa con cái đẻ từ 15 - 16 trứng. 

- Để làm phòng ấp, anh chuẩn bị sẵn những thùng xốp kích thước 40 x 50 cm, đổ cát dày 20 cm. Sau khi rắn đẻ, thu trứng mang vào xếp vào thùng, sau đó lấp cát lên cao 30 cm. Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở là 280C. Lưu ý trong thời gian ấp (65 ngày) phải có nhiệt kế để theo dõi. Nếu trời nắng nóng phải tưới nước vào cát hoặc quạt gió để hạ bớt nhiệt độ, nếu trời lạnh có thể dùng bóng điện thắp sáng để tăng nhiệt. Ấp theo phương pháp này, tỷ lệ trứng nở đạt từ 90 - 95%, ấp tốt có thể đạt 98%. Sau khi rắn con nở 3 ngày, bắt đầu cho ăn ếch con (nòng nọc), rắn lớn cho ăn ếch to. Sau 15 ngày là có thể xuất bán giống, giá bán rắn giống hiện nay là 120.000 đồng/con, rắn thương phẩm bán 760.000 đồng/kg. 

- Anh Đoàn Kim Sơn không chỉ cho sinh sản rắn ráo trâu, mà còn nghiên cứu cho sinh sản nhiều loại động vật hoang dã sinh sản như kỳ đà, chồn hương, heo rừng lai, rắn ri voi… Anh còn mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. 

- Nhờ nghề cho sinh sản rắn ráo trâu và các động vật hoang dã khác, hàng năm anh Đoàn Kim Sơn có thu nhập hàng tỷ đồng. Hiện nay trang trại của anh, một năm sản xuất hàng vạn con giống các loại đạt chất lượng tốt. Con giống của anh có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc rõ ràng nên người nuôi yên tâm trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ. 

Kỹ thuật sinh sản rắn Ráo Trâu
Nguồn: Sưu tầm

Ptyas mucosus



Dhaman or Oriental Ratsnake Ptyas mucosus is a common species of colubrid snake found in parts of South and Southeast Asia. Growing to nearly two metres, they are large snakes and their colour varies from pale browns in dry regions to nearly black in moist forest areas. They are frequently found in urban areas where rodents thrive.

1. Scientific classification
Kingdom: Animalia
Phylum: Chordata
Class: Reptilia
Order: Squamata
Suborder: Serpentes
Family: Colubridae
Genus: Ptyas
Species: P. mucosus

2. Distribution
Afghanistan, Bangladesh, Burma (Myanmar), Cambodia, China (Zhejiang, Hubei, Jiangxi, Fujian, Guangdong, Hainan, Guangxi, Yunnan, Tibet, Hong Kong), India, Sri Lanka, Indonesia (Sumatra, Java), Iran, Laos, West Malaysia, Nepal, Myanmar, Pakistan (Sindh area), Taiwan, Thailand, Turkmenistan, Vietnam

3. Description
Description from Boulenger's Fauna of British India: Reptilia and Batrachia volume of 1890:
- Snout obtuse, slightly projecting; eye large; rostral a little broader than deep, visible from above; suture between the inter-nasals shorter than that between the prefrontals ; frontal as long as its distance from the end of the snout, as long as the parietals or slightly shorter; usually three loreals; one large preocular, with a small subocular below ; two postoculars: temporals 2+2; 8 upper labials, fourth and fifth entering the eye; 5 lower labials in contact with the anterior chin-shields, which are shorter than the posterior; the latter in contact anteriorly. Scales more or less strongly keeled on the posterior part of the back, in 17 rows. Ventrals 190 - 208; anal divided; subcaudals 95 - 135. Brown above, frequently with more or less distinct black cross-bands on the posterior part of the body and on the tail; young usually with light cross-bands on the front half of the body. Lower

- When threatened they are capable of growling. This has been suggested as a possible case of mimicry of the King Cobra.[1] However, this mimicry often proves to be a disadvantage if the snake lives with humans; more often than not, this snake is mistaken for the King Cobra or a related animal such as the Indian Cobra, and frequently killed because of this.

Head with open mouth.

Top view of head.

View of temporals.

Undersid of head.

Belly of snake.

Body & scales.

Long tail of Rat Snake.

Temporals indicated.

* Notes
^ Young, B.A., Solomon, J., Abishahin, G. 1999 How many ways can a snake growl? The morphology of sound production in Ptyas mucosus and its potential mimicry of Ophiophagus. Herpetological Journal 9 (3):89-94

Ptyas mucosus, Nguồn: By en.wikipedia.org.

Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu (rắn long thừa, rắn hổ hèo,...)


- Rắn Ráo trâu thuộc loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là ráo trâu và miền Bắc là hổ trâu. Rất nhiều tên gọi nhưng tên chung của loài rắn này là hổ dện vì trên mình nó có nhiều vằn vện.

- Đây không phải là loài rắn độc, nguy hiểm mà có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh nên rắn Long thừa đang được bán trên trị trường với mức giá bình quân 450.000 đồng/kg.

I. Kỹ thuật nuôi
1. Chuông nuôi



- Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, chuồng xi măng hoặc chuồng lưới.

- Diện tích chuồng nuôi: 2m x 1m x 1,2m (Dài X Rộng X Cao).

- Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh.

- Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi.

- Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm

- Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Mỗi chuồng có thể nuôi được 50 con rắn.

- Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn.

- Trước đây, việc cho rắn ăn là đưa mồi vào chuồng một lúc, không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí. Điều này làm rắn chán ăn và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng rắn, rắn trưởng thành không đồng đều.

- Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.

2. Thức ăn


- Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.

- Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.

- Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.

- Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn.

- Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông).

II. Kỹ thuật sinh sản
Việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.

1. Chọn và chăm sóc rắn sinh sản
- Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối.

- Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.

- Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Long Thừa, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.

- Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.

- Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng.

2. Kỹ thuật ấp trứng


- Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở.

- Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay.

3. Kỹ thuật nuôi rắn con



- Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.

- Rắn con để nuôi hiện có giá từ 50.000- 70.000đ/01con. Rắn 8 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng.

III. Quản lý chăm sóc, phòng trị bệnh
- Công việc quản lý vệ sinh chuồng trại cũng là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi. Nếu quản lý không tốt dễ dẫn đến thiệt hại. Thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân thường khô, ít mùi hôi.

- Rắn là động vật hoang dã, ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại cho rắn.
Rắn Long Thừa là loài rắn ít bị bệnh hơn các loài rắn khác, song trong quá trình nuôi đôi lúc rắn cũng bị bệnh tiêu chảy.

→ Khi rắn bị tiêu chảy, cách nhận biết như sau:
Hàng ngày dọn vệ sinh chuồng cho rắn, khi quan sát thấy số lượng phần ăn của rắn giảm, có hiện thượng phân hôi, nhão đó là bệnh tiêu chảy.

→ Để điều trị bệnh này ta áp dụng biện pháp sau:
Cho rắn ăn ít lại và cho uống men tiêu hóa chống tiêu chảy. Hàng ngày, quét dọn đáy chuồng, rửa máng nước, loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời phải đảm bảo chế độ và số lượng thức ăn theo nhu cầu của rắn trong từng thời kỳ (dựa theo trọng lượng của rắn).

IV. Thông tin giá thành
- Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán không những vi phạm Luật bảo tồn động vật hoang dã, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, do rắn hoảng sợ, giảm sức khỏe, tổn thương khi bị đuổi bắt, rắn chậm lớn, thất thoát cao. Nhưng thông qua mô hình nuôi rắn sinh sản này, người dân không còn bắt rắn con ngoài tự nhiên đem về nuôi, mà người nuôi trước nhân giống, chuyển giao kỹ thuật và bán giống cho người sau. Nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột” phá hoại mùa màng tại địa phương, đồng thời đây lại là biện pháp giúp người dân có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn.

- Nếu như trước đây đối với đa số người dân rắn là nỗi sợ hãi thì hiện nay thông qua việc nuôi rắn, chúng như những người bạn trong mỗi gia đình. Với việc nuôi rắn trong chuồng, tiếp xúc với rắn hàng ngày tạo cho rắn thân thiện với con người. Có thể nói, con rắn đối với người dân rất quan trọng, bởi vì ngoài giá trị làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, rắn còn có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho người dân.

- Hiện nay, thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm đang được cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu.

- Trọng lượng rắn nuôi trong một năm bình quân khoảng 1,3kg/01 con, với giá thị trường 450.000đ/kg, trừ đi chi phí ban đầu thì với 100 con rắn thương phẩm lợi nhuận mang về khoảng 40- 50 triệu đồng /01 năm.

* Đối với việc bán giống: rắn con (khoảng 01 tuần tuổi) được xuất chuồng dưới dạng rắn giống với giá thành từ 50.000- 70.000đ/01con. Như vậy, nếu nuôi 100 con rắn giống cái, sau một lứa đẻ có thể mang về cho người nuôi khoảng 84 triệu đến 119 triệu (chưa trừ chi phí ban đầu).

Kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu
Nguồn: Khuyến nông Việt Nam.

Kỹ thuật nuôi rắn Long Thừa (rắn hổ hèo, rắn hổ trâu,...)


Rắn Long Thừa là tên gọi khác của rắn hổ hèo, rắn ráo trâu. Do một số độc giả tìm chủ đề kỹ thuật nuôi rắn Long Thừa không thấy được bài "Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu, rắn Hổ Hèo" bởi vậy chúng tôi đăng lại bài này.

Độc giả có thể xem chi tiết kỹ thuật nuôi rắn Long thừa (kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu, rắn hổ hèo) ở đường link bên dưới:


Nguồn: http://www.kythuatnuoitrong.com

Tây Ninh: Nuôi rắn long thừa(rắn hổ hèo) kết hợp nuôi ếch


Anh Thiện giới thiệu cặp rắn giống của mình

Vừa qua, anh Trần Quang Thiện (ngụ tại ấp Bình Hoà, xã Bình Thạnh, Trảng Bàng – Tây Ninh) bán 18 con rắn long thừa được hơn 30 triệu đồng (giá 980.000 đồng/kg). Ngoài ra anh còn bán được 50 con rắn con giá 170.000 đồng/con. Còn 50 con rắn con nữa đã có người đặt hàng. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với một nông dân trẻ ở vùng nông thôn thiếu đất sản xuất, chỉ tận dụng mặt bằng nhỏ hẹp phía sau nhà để nuôi rắn kết hợp với nuôi ếch làm thức ăn cho rắn và bán ếch giống.

Năm 2009, anh Thiện biết một số nơi nuôi rắn long thừa đạt hiệu quả kinh tế cao, thế là anh ngừng mua bán thức ăn gia súc, chuyển qua nghề nuôi rắn. Anh Thiện làm hai chuồng rắn, kích thước mỗi chuồng là 2 m2 và tìm mua 45 con rắn long thừa về thả nuôi. Thức ăn cho rắn chủ yếu là ếch nhái. Lúc mới nuôi, đêm đêm anh phải đi soi nhái cho rắn ăn. Thấy bắt nhái cực quá mà cũng không tìm đủ thức ăn cho rắn, vả lại nếu bắt hoài cũng hết nhái nên anh học cách nuôi ếch sinh sản để làm thức ăn cho rắn. Tận dụng khoảng đất trống sau nhà, anh Thiện xây hồ bằng gạch và mua 1.000 con ếch con về nuôi. Ếch lớn lên, một phần anh Thiện cho rắn ăn, một phần anh lựa ra để làm giống. Ngay từ lứa ếch ban đầu, anh Thiện đã chọn ra được 50 con ếch bố mẹ. Sau đó anh học cách “ép giống” nhân tạo cho ếch và đã thành công trong việc nuôi ếch sinh sản. Đàn ếch con của anh mỗi ngày một tăng, dư thức ăn cho rắn nuôi, mà anh còn có thừa bán cho người nuôi. Đàn rắn giống của anh Thiện hiện có 40 con (30 rắn cái, 10 rắn đực) và 300 trứng rắn đang ấp. Anh Thiện cho biết thêm, rắn long thừa rất hiền, dễ nuôi. Nếu có điều kiện nuôi ếch thì không cần phải lo thức ăn cho rắn. Từ đó khâu “đầu vào” của rắn rất thấp, hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao.

Hồ nuôi ếch giống của anh Thiện

Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh cho biết, hiện ở xã Bình Thạnh, ngoài hộ anh Thiện ra có người đang đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi rắn long thừa và nuôi ếch làm thức ăn cho rắn (dự kiến nuôi 1.000 con rắn long thừa). Đây là mô hình chăn nuôi không cần diện tích đất rộng, có thể tận dụng các khoảng đất trống nhỏ hẹp để làm chuồng nuôi rắn và xây hồ nuôi ếch.

Chuyên gia nuôi rắn Long Thừa (rắn hổ trâu)


Với thu nhập 700-800 triệu đồng/năm, anh Nguyễn Văn Lực trở thành "đại gia" trong làng nuôi rắn Long Thừa (còn gọi là rắn ráo trâu) ở ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

“Nhà tôi có 5 người, nhưng trước đây chỉ có gần 1ha đất trồng lúa nên thu nhập chẳng dư dật. Căn nhà dột nát cũng không có tiền để sửa. Năm 2005, tôi được Công an tỉnh Tây Ninh xét cấp cho căn nhà tình thương”- anh Lực nhớ lại. Năm 2006, được Hội ND xã giúp đỡ, anh mạnh dạn vay vốn mua 26 con rắn Long Thừa về nuôi.

“Đây là loài rắn hoang dã. Nuôi gần 1 năm, trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-2kg, bán 400.000 đồng/kg, lãi trên 18 triệu đồng. Từ thắng lợi ban đầu, tôi đầu tư nuôi tiếp 100 con. Đợt đó xuất chuồng, trừ tất cả chi phí lãi trên 50 triệu đồng” - anh Lực cho biết. Để chủ động giống, anh học hỏi cách cho rắn sinh sản. Sau một thời gian ngắn, anh đã thành công.

Với kết quả này, năm 2009, anh Lực được Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Tây Ninh trao giải Ba. Cũng tại hội thi này, anh đã gặp anh Trần Văn Hoàng ở ấp Thuận Tây, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu - một chuyên gia nuôi ếch bằng cách đào ao phủ bạt. Anh Lực làm quen và học cách nuôi ếch. Từ đó, anh đã chủ động được nguồn thức ăn cho rắn.

Hiện nay, riêng rắn nái, anh Lực có khoảng 300 con. Anh tính toán: với số rắn nái này, bình quân mỗi năm anh có khoảng 7.000 trứng rắn, ấp nở thành công 6.000-6.200 rắn con.

Hiện, giá thị trường 1 rắn con là 150.000 đồng, 1kg rắn thịt giá 755.000 đồng. “Năm tới, tôi sẽ mua một miếng đất, cất lại căn nhà cho khang trang và mở rộng diện tích nuôi rắn sinh sản. Hiện nay, xã tôi có trên 100 hộ nuôi rắn, nên bán rắn giống rất chạy. Thậm chí người nuôi rắn ở các số tỉnh Cà Mau, Quảng Ninh... cũng tìm đến nhà tôi mua rắn giống, có lúc tôi phải bán luôn trứng đang ấp"- anh Lực kể.

Chiêu Lâm

Nguồn: danviet.vn

MÔ HÌNH NUÔI RẮN LONG THỪA SINH SẢN


Rắn Long Thừa là loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là ráo trâu và miền Bắc là hổ trâu. Rất nhiều tên gọi nhưng tên chung của loài rắn này là hổ dện vì trên mình nó có nhiều vằn vện.
Đây không phải là loài rắn độc, nguy hiểm mà có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh nên rắn Long thừa đang được bán trên trị trường với mức giá bình quân 450.000 đồng/kg. Nghề nuôi rắn ở xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu không phải là nghề truyền thống của bà con nông dân, nhưng đây đang được coi là một nghề có triển vọng, đem lại giá trị thu nhập cao và là hướng làm giàu của nhiều gia đình. Từ chỗ nuôi rắn nhằm cung ứng cho thị trường, đến nay toàn xã có khoảng 147 hộ nuôi với gần 2.700 con rắn. Nắm bắt được những hạn chế từ việc nuôi rắn trong hầm tối rất nguy hiểm, do trong bong tối, rắn thường xuyên không nhìn thấy người nên rắn rất dữ và hay cắn. Mặt khác, nuôi trong hầm tối rất khó làm vệ sinh chuồng nên dễ nảy sinh bệnh cho rắn.
Từ những hạnh chế đó, anh Nguyễn Văn Lực sinh năm: 1966, Tổ 40 - ấp Lộc Trung – xã Lộc Ninh – huyện Dương Minh Châu – tỉnh Tây Ninh đã nảy sinh ý tưởng nuôi rắn trong chuồng với việc tận dụng các nguyên liệu có sẵn như: gỗ, gạch, lưới sắt, nhưng phải bảo đảm sao cho kín không để rắn chui ra ngoài. Bởi vì rắn là một loài ở rất sạch nên chuồng phải xây rất công phu và bảo đảm mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông. Nuôi rắn khá đơn giản, bằng kinh nghiệm là chính nhưng đòi hỏi phải kiên trì, nhất là trong việc cho ăn và vệ sinh chuồng trại. Nuôi rắn phụ thuộc vào thời tiết vì ở thời điểm giao mùa và vào mùa đông rắn thường mắc các bệnh về hô hấp, tim, các bệnh này hầu như không thể phát hiện bắng mắt thường, đồng thời rắn có thời gian ngủ đông khá dài.
I/ CHUỒNG RẮN:
- Chuồng nuôi rắn có chiều dài khoảng 2m, rộng ít nhất 1m, cao 1,2m - Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh.
- Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát cho rắn (hình 1)
- Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm
- Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Mỗi chuồng có thể nuôi được 50 con rắn.
Hình 1
Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn.
Trước đây, việc cho rắn ăn là đưa mồi vào chuồng một lúc, không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí. Điều này làm rắn chán ăn và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng rắn, rắn trưởng thành không đồng đều.
Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.
II/ THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO RẮN ĂN:
Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.
- Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.
- Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.
- Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn (hình 2)
- Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông). (hình 2)



Hình 2

Nuôi rắn sinh sản cho lãi cao, đầu tư ban đầu và chi phí chăn nuôi không nhiều. Tuy nhiên, việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.
III/ KỸ THUẬT CHỌN VÀ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG RẮN SINH SẢN:
- Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối (hình 3)- Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.
- Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Long Thừa, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
- Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.
- Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng (hình 4)


  Hình 3,4
IV/ KỸ THUẬT ẤP TRỨNG VÀ NUÔI DƯỠNG RẮN CON:
- Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở(hình 5)
- Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay.


Hình 5
V/ CÁCH NUÔI RẮN CON:
- Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.
- Rắn con để nuôi hiện có giá từ 50.000- 70.000đ/01con. Rắn 8 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng.
VI/ VỆ SINH CHUỒNG VÀ PHÒNG BỆNH CHO RẮN:
Công việc quản lý vệ sinh chuồng trại cũng là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi. Nếu quản lý không tốt dễ dẫn đến thiệt hại. Thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân thường khô, ít mùi hôi.
Rắn là động vật hoang dã, ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại cho rắn.
Rắn Long Thừa là loài rắn ít bị bệnh hơn các loài rắn khác, song trong quá trình nuôi đôi lúc rắn cũng bị bệnh tiêu chảy.
→ Khi rắn bị tiêu chảy, cách nhận biết như sau:
Hàng ngày dọn vệ sinh chuồng cho rắn, khi quan sát thấy số lượng phần ăn của rắn giảm, có hiện thượng phân hôi, nhão đó là bệnh tiêu chảy.
→ Để điều trị bệnh này ta áp dụng biện pháp sau:
Cho rắn ăn ít lại và cho uống men tiêu hóa chống tiêu chảy. Hàng ngày, quét dọn đáy chuồng, rửa máng nước, loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời phải đảm bảo chế độ và số lượng thức ăn theo nhu cầu của rắn trong từng thời kỳ (dựa theo trọng lượng của rắn).
VII/ GIÁ THÀNH CỦA RẮN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY:
Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán không những vi phạm Luật bảo tồn động vật hoang dã, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, do rắn hoảng sợ, giảm sức khỏe, tổn thương khi bị đuổi bắt, rắn chậm lớn, thất thoát cao. Nhưng thông qua mô hình nuôi rắn sinh sản này, người dân không còn bắt rắn con ngoài tự nhiên đem về nuôi, mà người nuôi trước nhân giống, chuyển giao kỹ thuật và bán giống cho người sau. Nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột” phá hoại mùa màng tại địa phương, đồng thời đây lại là biện pháp giúp người dân có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn.
Nếu như trước đây đối với đa số người dân rắn là nỗi sợ hãi thì hiện nay thông qua việc nuôi rắn, chúng như những người bạn trong mỗi gia đình. Với việc nuôi rắn trong chuồng, tiếp xúc với rắn hàng ngày tạo cho rắn thân thiện với con người. Có thể nói, con rắn đối với người dân rất quan trọng, bởi vì ngoài giá trị làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, rắn còn có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm đang được cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu.
- Trọng lượng rắn nuôi trong một năm bình quân khoảng 1,3kg/01 con, với giá thị trường 450.000đ/kg, trừ đi chi phí ban đầu thì với 100 con rắn thương phẩm lợi nhuận mang về khoảng 40- 50 triệu đồng /01 năm.
* Đối với việc bán giống: rắn con (khoảng 01 tuần tuổi) được xuất chuồng dưới dạng rắn giống với giá thành từ 50.000- 70.000đ/01con. Như vậy, nếu nuôi 100 con rắn giống cái, sau một lứa đẻ có thể mang về cho người nuôi khoảng 84 triệu đến 119 triệu (chưa trừ chi phí ban đầu).


Mô hình nuôi rắn Long Thừa trong chuồng có ưu điểm là phù hợp với vùng nông thôn và hoàn cảnh kinh tế của đại đa số nông dân: do vốn đầu tư ít, sử 
dụng thời gian nhàn rỗi, lại tận dụng nguồn thức ăn từ đồng ruộng và tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng nên hiệu quả thu được từ mô hình này là khá cao. Ngoài ra, ngoài việc kinh doanh, bà con nông dân nuôi rắn còn dùng để cải thiện bữa ăn gia đình. Hiện nay tại xã Lộc Ninh bà con nông dân đã thành lập câu lạc bộ nuôi rắn. Tuy nhiên, mong muốn của bà con hiện nay là các ngành chức năng xem xét nghiên cứu có giải pháp cấp giấy phép để hợp pháp hóa việc nuôi rắn của bà con nhằm mở rộng mô hình và phát triển ngành nghề này ở địa phương, mang lại cơ hội làm giàu cho người chăn nuôi, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế ở vùng nông thôn.
Nguồn: http://www.khoahocchonhanong.com.vn